Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

Quy luật Parkinson

Quy luật Parkinson: “Độ phức tạp và mức quan trọng của nhiệm vụ tương ứng tỷ lệ với thời gian cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ đó”.
Đó chính là sự thần kỳ của thời hạn cuối cùng tới gần.
Để dễ hiểu, tôi sẽ giải thích thêm:
Nếu tôi cho bạn 24 giờ để hoàn thành một nhiệm vụ, áp lực thời gian sẽ buộc bạn phải tập trung và bạn không còn lựa chọn nào khác ngoài thực thi những điều cần thiết nhất.
Nếu tôi cho bạn một tuần để hoàn thành cũng nhiệm vụ đó, bạn sẽ dành ra sáu ngày để quan trọng hóa mọi việc lên. Còn nếu tôi dành ra cho bạn cả một tháng thì đó thực sự sẽ là một thảm họa.
Sản phẩm cuối cùng của một thời hạn ngắn hơn hầu hết đều ngang bằng hay chất lượng hơn do có sự tâp trung nỗ lực lớn hơn.
Chẳng hạn: cô giáo giao bài tập về nhà và giao thời hạn là thứ tư tuần sau nộp thì hầu hết học sinh sẽ mất cả tuần để lo lắng. Và đến tận tối thứ ba, các em mới có thể tập trung hoàn toàn vào bài tập của mình.

Vậy, vận dụng quy luật Parkingson như thế nào? 
Trước mỗi buổi học, mỗi bài toán, hãy ấn định cho mình một thời gian cụ thể. Chẳng hạn: một bài khảo sát hàm số, hay một câu tích phân là 10 phút. Đặt đồng hồ đếm ngược và tập trung hết sức để hoàn thành nó trong thời gian đã định. Nếu không làm kịp thì phải cải tiến cách làm, cách sử dụng giấy nháp, máy tính…  Vận dụng quy luật Parkingson khiến ta tập trung toàn tâm toàn ý vào việc học, không có thời gian để suy nghĩ vẩn vơ hay làm những việc khác


0 nhận xét:

Đăng nhận xét